KHO SÁCH SỐ

Kho sách số phong phú cập nhật!

TẢI PHẦN MỀM TÀI LIỆU

Kho phần mềm tài liệu.

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Làm bài kiểm tra trực tuyến có chấm điểm.

KHO SÁCH VIDEO

Kho sách bài giảng video miễn phí, cập nhật.

TRƯỜNG HỌC TRỰC TUYẾN (ONLINE)

Hệ thống bài giảng bài tập, bài thực hành bài kiểm tra có chấm điểm!

Tuesday, January 27, 2015

Học thiết kế trình chiếu ấn tượng,chuyên nghiệp với Power Point 2010 chỉ trong 56 phút

Những năm gần đây phần mềm PowerPoint đã trở nên rất gần gũi với chúng ta. Các trang bài giảng của các thầy cô được thiết kế bằng phần mềm PowerPoint, báo cáo môn học hay báo cáo tốt nghiệp của các bạn sinh viên  cũng thường được thể hiện bằng PowerPoint. Khi tham gia một cuộc hội thảo nào đó có thể các bạn này bắt gặp những trang trình chiếu bằng phần mềm Power Point quen thuộc... Và rồi ở đâu đó chúng ta lại bắt gặp những tấm thiệp điện tử ý nghĩa và đẹp mắt cũng được thực hiện bằng phần mềm này. Vậy là  Power Point đã ứng dụng rất nhiều  trong các ngành nghề, vào trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.
Học cách để sử dụng phần mềm Power Point thì không khó nhưng để thiết kế được một bài thuyết trình ấn tượng, độc đáo thu hút được người xem thì đó là sự đầu tư rất lớn của người thiết kế. Để có được bài Power Point hấp dẫn ngoài đòi hỏi về mặt kỹ thuật cần phải có tính thẩm mỹ cao, ý tưởng, sự sáng tạo...

Vậy làm sao để thiết kế được những trang trình chiếu hấp dẫn, ấn tượng và độc đáo? Đây là một số kinh nghiệm của tôi, các bạn tham khảo.
Đầu tiên chúng ta cần phải nắm vững các kỹ thuật cơ bản, phải sử dụng thành thạo phần mềm Power Point. 

Tuesday, January 20, 2015

Bài 1. Tổng quan về Photoshop & tải phần mềm

BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ PHOTOSHOP & TẢI PHẦN MỀM

ADOBE PHOTOSHOP là một chương trình ứng dụng đặc biệt dành cho việc tái tạo và thay đổi các thành phần trong một ảnh có sẵn. Nó cung cấp một bộ các công cụ đa dạng cùng với các kỹ thuật phong phú làm cho các bức ảnh sau khi thay đổi đạt được những kết quả bất ngờ. Tiếp cận và thao tác với Photoshop bạn sẽ khám phá, tìm tòi được nhiều điều kỳ thú, tự tạo cho riêng mình một bộ ảnh nghệ thuật.


VIDEO HƯỚNG DẪN TỔNG QUAN VỀ PHOTOSHOP




LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
1. MÀN HÌNH LÀM VIỆC PHOTOSHOP
 Vùng làm việc gồm có các thành phần sau:
học photoshop nâng cao
Màn hình làm việc Photoshop

(1)    Thanh thực đơn (Menu bar): Chứa bảng chọn để thực hiện các tác vụ. Các bảng chọn này được sắp xếp theo chủ đề. Ví dụ: Layers chứa các lệnh làm việc với các lớp
(2)    Thanh Thuộc tính (Option bar): Cung cấp các lựa chọn để hỗ trợ sử dụng các công cụ, luôn thay đổi khi thay đổi công cụ.

(3)    Hộp công cụ (Toolbox): Chứa các công cụ để tạo và hiệu chỉnh ảnh
Cách sử dụng:
Hộp công cụ sắp xếp các công cụ theo nhóm, mỗi nhóm chỉ thể hiện một công cụ, còn các công cụ khác nằm ẩn dư­ới công cụ này
Một số công cụ trên thanh công cụ có hiển thị hình tam giác nhỏ phía góc phải bên dưới, khi đó ở dưới công cụ sẽ có một số công cụ ẩn. Để chọn các công cụ ẩn này có các cách sau:
- Nhấn giữ chuột vào công cụ chứa công cụ ẩn kéo rê chuột tới công cụ cần chọn
- Nhấn phím Alt và nhấn chuột vào công cụ cần chọn trên hộp công cụ. Mỗi lần nhấn chuột công cụ tiếp theo trong chuỗi công cụ sẽ được chọn.
- Nhấn giữ phím Shift đồng thời nhấn phím tắt của công cụ đó và lặp lại cho tới khi công cụ cần chọn được chọn

chỉnh sửa ảnh

Để chọn công cụ trong Photoshop có thể nhấp chọn trực tiếp vào công cụ cần chọn trên thanh công cụ hoặc có thể chọn bằng cách nhấn phím tắt của công cụ trên bàn phím.
Để hiển thị tên và phím tắt của bất kỳ công cụ nào chỉ cần đặt trỏ chuột lên công cụ đó cho đến khi tên và phím tắt của nó hiển thị.
(4)    Vùng thiết kế
(5)    Các bảng chọn (Palette): Giúp quản lý và chỉnh sửa ảnh
2. SỬ DỤNG NHÓM CÔNG CỤ THU PHÓNG HỢP LÝ ĐỂ TĂNG NHANH THAO TÁC
2.1. Công cụ Zoom
Phím tắt Z:
học photoshop trực tuyến
Biểu tượng công cụ Zoom
Khi cần chỉnh sửa hình ảnh, cần phóng lớn vùng làm việc để làm việc với các chi tiết nhỏ và thu nhỏ để xem tổng thể.
a. Phóng to (Zoom in)
Cách 1:
- Chọn công cụ Zoom (Z)
- Nhấn chuột vào vùng muốn phóng lớn, mỗi lần nhấn chuột sẽ phóng lớn hình ảnh lên một giá trị định tr­ước
Cách 2:
- Chọn công cụ Zoom (Z)
- Kéo chuột bao quanh phần hình ảnh muốn phóng lớn
Cách 3: Giữ phím Ctrl và nhấn phím +
Chú ý: Khi công cụ khác công cụ Zoom đang được chọn, nhấn phím Ctrl + Spacebar để chuyển tạm thời sang công cụ Zoom in
b. Thu nhỏ (Zoom out)
Cách 1: Giữ phím Alt và nhấn chuột vào vùng bất kỳ muốn thu nhỏ
Cách 2: Giữ phím Ctrl và nhấn phím -
Chú ý: Khi công cụ khác công cụ Zoom đang được chọn, nhấn phím Alt + Spacebar để chuyển tạm thời thành công cu Zoom Out

c. Để trở về chế độ hiện thị 100%
Cách 1: Kích đúp chuột vào công cụ Zoom
Cách 2: Nhấn phím Ctrl + Alt + 0
            Ngoài ra còn có thể phóng to và thu nhỏ hình ảnh bằng menu lệnh:
Vào menu Window\ Show Navigator


Bấm kéo thanh trượt Zoom Slider qua trái, phải
2.2. Công cụ Hand(H):
            Công cụ Hand dùng để di chuyển, thay đổi phần đang thể hiện trong cửa sổ           
Cách thực hiện:
         Chọn công cụ Hand (H) 
Học Photoshop cơ bản
         Đặt con trỏ vào cửa sổ vẽ, rê chuột để thay đổi phần đang thể hiện trong cửa sổ vẽ


3. THAO TÁC VỚI TẬP TIN

3.1. Mở mới một tập tin
Cách 1: Chọn File\New
Cách 2: Bấm tổ hợp phím Ctrl+N.

Xuất hiện hộp thoại New
học photoshop trực tuyến
Hộp thoại New

-         Name: Cho phép bạn đặt tên cho tệp tin.

-         Image Size: Kích cỡ của hình ảnh.
+ Preset: Định vị kích cỡ (do người dùng tự đặt hoặc theo mặc định sẵn của Photoshop, cỡ A3, A4, ảnh 3x4, ảnh 4x6 v.v....).
Có thể chỉ rõ kích cỡ của hình ảnh theo chiều rộng (Width), theo chiều cao (Height).
Ngoài ra bạn có thể chọn đơn vị đo là Pixel, Inch, Centimeter, point... Bằng cách kích chuột vào mũi tên thả xuống ở bên phải của đơn vị đo.
+ Resolution (Độ phân giải): là số điểm ảnh chứa trong một inch (hay một Centimetre). Độ phân giải càng cao thì chất lượng ảnh càng tốt nhưng file ảnh càng có kích thước lớn.
+ Mode (Chế độ): Chế độ mầuMode quyết định cách thức biên dịch của Photoshop và tạo các giá trị mầu. Các giá trị này biến thiên theo từng thang của độ xám (Grayscale) đến CMYK (xanh lơ Cyan, đỏ sen – Magenta, vàng - Yellow, đen - Black). Bình thường làm việc với chế độ RGB (đỏ - Red, xanh lục – Green, xanh dương – Blue) là tốt nhất.
RGB: Chuẩn mầu khi muốn thể hiện trên màn hình
CMYK: Chuẩn mầu khi muốn in thành sản phẩm thật


-    Contents (phông nền):
+ White: Định dạng phông nền là mầu trắng.
+ Background color: Định phông nền có mầu bất kỳ.
+ Transparent: Cung cấp một phông nền trong suốt.
3.2. Lưu tập tin
Để lưu tập tin lên đĩa chúng ta có thể chọn một trong các cách cơ bản sau:
Cách 1: Vào menu File chọn Save.
Cách 2: Bấm tổ hợp phím Ctrl+S.

Khi đó hộp thoại Save as xuất hiện.


- Save in: Chọn ổ đĩa hoặc thư mục cần lưu trữ tập tin.
- File name: Gõ tên tập tin hoặc văn bản cần ghi.
- Format: Các dạng thức tệp tin
* Trong Photoshop tập tin có các dạng thức sau:
+ Photoshop (.psd): Đây là dạng thức riêng của Photoshop, cũng là dạng thức tối ưu khi ta làm việc trong Photoshop.
+ Bitmap (.bmp): Dạng thức này tương thích với Windows, nó có tính không tổn thất tức là không dữ liệu nào của tập tin bị bỏ khi ta lưu tập tin.
 + GIF (.gif): Dạng thức trao đổi đồ họa (Graphics Interchange Format) một lựa chọn tuyệt vời cho Web.
+ JPEG (.jpg): Tập tin Joint Photographic Experts Group. Loại định dạng này lưu tập tin mà dữ liệu hình ảnh sẽ bị loại bỏ bớt nhằm giảm bớt kích thước.
+ EPS (.eps): Dạng tập tin Encapsulated PostScript là một lựa chọn lý tưởng cho ảnh nét trắng, đen.
+ PCX (.pcx): Dạng thức được dùng với nền Windows.
+ PDF (.pdf): Portable Documents Format. Hoạt động kết hợp với phần mềm Acrobat của Adobe, cũng là dạng thức tập tin dùng để sản xuất Web.
+ Pixar (.pxr): Dùng với chương trình tạo ảnh ba chiều.
+ PNG (.png): Thay thế cho dạng thức gif, rất lý tưởng cho World Wide Web, và đang ngày càng được ưa chuộng. Nó cho phép chúng ta lưu tập tin sao cho tập tin này được tải xuống theo dạng đan xen trong World Wide Web.
+ RAW (.raw): Dạng thức này lưu tập tin dưới dạng một luồng Byte. Rất tốt để di chuyển qua lại giữa các ứng dụng.
+ Scitex (.sci): Dành cho các hệ thống kỹ thuật cao.
+ Targe (.tga): Dùng cho hệ thống sử dụng Card Video.
+ TIFF (.tif): Một dạng thức rất phổ biến, Tagged – Image file Format
* Lưu tập tin lên đĩa với tên hoặc địa chỉ khác:
Vào menu File chọn Save As... (hoặc Shift + Ctrl + S). Sau đó xác định lại tên tệp tin hoặc ổ đĩa, thư mục cần lưu trữ tập tin.
3.3. Mở tập tin
Để mở tập tin có dạng thức thích hợp thể lựa chọn một trong những cách thông dụng sau:
Cách 1: Vào Menu File chọn Open.
Cách 2: Nhấp đúp chuột vào màn hình Photoshop.

Cách 3: Bấm vào tổ hợp phím Ctrl+O. Khi đó hộp thoại Open sẽ được mở ra như hình dưới đây:



Chọn tập tin cần mở, sau đó nhấn nút Open hoặc nhấp đúp chuột vào file cần mở.
Ngoài ra ta cũng có thể mở tập tin theo nhiều dạng thức khác nhau. Trong hộp thoại Open, nhấp chuột vào mục Files of type rồi chọn dạng thức cần mở.
.1.5.4. Lệnh Place
            Cho phép nhập một file ảnh mới vào file hiện tại. Khi nhập vào, file ảnh mới được đặt mặc định là một layer mới trong file hiện hành.
            Cách thực hiện:
            Vào Menu File\ Place
            Hộp thoại Place xuất hiện cho phép chọn hình ảnh đưa vào file ảnh hiện hành

HỌC ONLINE MIỄN PHÍ 100%

Học online qua mạng, học mọi lúc mọi nơi với hệ thống video, bài tập bài thực hành liên tục cập nhật. Tổng hợp các môn học về Tin học văn phòng, đồ họa, thiết kế web, các phần mềm tiện ích. Ngoài ra còn nhiều video về cách tính toán nhanh, mẹo vặt trong cuộc sống.

 HƠN 100 VIDEO BÀI GIẢNG CÁC MÔN HỌC (WORD, EXCEL, POWER POINT, PHOTOSHOP, COREL.....)


học tin học miễn phí







Sunday, January 18, 2015

Tải phần mềm gõ mười ngón

DOWNLOAD FREE, tải miễn phí các phần mềm gõ 10 ngón
1. TẢI PHẦN MỀM GÕ 10 NGÓN TYPING MASTER PRO
TypingMaster Pro hỗ trợ tập gõ 10 ngón, đồng thời giúp bạn tăng tốc độ, hoàn thiện kỹ năng đánh máy của mình hơn. Ứng dụng tích hợp các trò chơi với hình ảnh, âm thanh sinh động không gây nhàm chán cho bạn. Kết thúc mỗi bài, TypingMaster Pro đưa ra kết quả thống kê những gì bạn đã làm và qua mỗi ngày, bạn sẽ nhận ra được sự tiến bộ trong khả năng đánh máy của mình. Giao diện sẽ hiển thị sự tiến bộ này qua biểu đồ kèm theo thời gian cho mỗi lần luyện tập. Tiện ích này giúp bạn cải thiện rõ rệt tốc độ gõ bàn phím. Chỉ với ứng dụng này bạn có thể học cách gõ bàn phím nhanh hơn trước rất nhiều. TypingMaster Pro đưa ra những bài tập luyện tập nâng cao dần phù hợp với mọi người dùng. Đây là ứng dụng thông minh giúp bạn nâng cao tốc độ gõ bàn phím nâng cao chất lượng làm việc. Nếu bạn đánh máy tốt nhưng cách gõ chỉ là mổ cò hoặc chưa có phương pháp đúng đắn thì phần mềm này sẽ hướng dẫn lại từ đầu cho bạn.
tai phan mem

Thể thức trình bày văn bản chuẩn

KHỔ GIẤY, KIỂU TRÌNH BÀY VÀ ĐỊNH LỀ TRANG VĂN BẢN
a) Khổ giấy
Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được trình bày trên giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm).
Các loại văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển có thể được trình bày trên giấy khổ A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn.
học word 2010 online

Học Microsoft Word Online
Quy định về cỡ giấy

b) Kiểu trình bày
Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiều dài).
Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng).
c) Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4)
Định lề trang văn bản

- Trang mặt trước:
   Lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm;
     Lề dưới: cách mép dưới từ 20-25 mm;
Lề trái: cách mép trái từ 30-35 mm;
Lề phải: cách mép phải từ 15-20 mm.
- Trang mặt sau:
Lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm;
Lề dưới: cách mép dưới từ 20-25 mm;
Lề trái: cách mép trái từ 15-20 mm;
            Lề phải: cách mép phải từ 30-35 mm.
Quy định lề chuẩn cho văn bản


KỸ THUẬT TRÌNH BÀY CÁC THÀNH PHẦN THỂ THỨC VĂN BẢN
Vị trí trình bày các thành phần thể thức văn bản trên một trang giấy khổ A4 được thực hiện theo Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản kèm theo Thông tư 55/2005/TTLT-BNV-VPCP (Phụ lục II).  Vị trí trình bày các thành phần thể thức văn bản trên một trang giấy khổ A5 được áp dụng tương tự theo Sơ đồ trên.
Các thành phần thể thức văn bản được trình bày như sau:
a) Quốc hiệu
quy định trình bày quốc hiệu chuẩn

Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1.
Dòng chữ trên: “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm.
Dòng chữ dưới: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch ngang nhỏ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày tại ô số 2.
Tên cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng.
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
học tin học văn phòng online

c) Số, ký hiệu của văn bản
Số, ký hiệu của văn bản được trình bày tại ô số 3.
Từ “số” được trình bày bằng chữ in thường, ký hiệu bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ “số” có dấu hai chấm; giữa số, năm ban hành và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/); giữa các nhóm chữ viết tắt trong ký hiệu văn bản có dấu gạch nối không cách chữ (-), ví dụ:
Số: 33/2002/NĐ-CP; Số: 15/QĐ-UBND; Số: 23/BC-BNV; Số: 234/SCN-VP.
d) Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản
Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày tại ô số 4, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng; sau địa danh có dấu phẩy.
Ví dụ: Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2004
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản
Tên loại và trích yếu nội dung của các loại văn bản có ghi tên loại được trình bày tại ô số 5a; tên loại văn bản (nghị định, quyết định, kế hoạch, báo cáo, tờ trình và các loại văn bản khác) được đặt canh giữa (cân đối ở giữa dòng) bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 14 đến 15, kiểu chữ đứng, đậm; trích yếu nội dung văn bản được đặt canh giữa, ngay dưới tên loại văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; bên dưới trích yếu có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
Trích yếu nội dung công văn được trình bày tại ô số 5b, sau chữ viết tắt “V/v” (về việc) bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng.
e) Nội dung văn bản
Nội dung văn bản được trình bày tại ô số 6.
Phần nội dung (bản văn) được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14; khi xuống dòng, chữ đầu dòng có thể lùi vào từ 1cm đến 1,27cm (1 default tab); khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đặt tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng (line spacing) chọn tối thiểu từ cách dòng đơn (single line spacing) hoặc từ 15pt (exactly line spacing) trở lên.
Đối với những văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy, riêng căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu phẩy.
Trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm thì trình bày như sau:
- Phần, chương: từ “phần”, “chương” và số thứ tự của phần, chương được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của phần, chương dùng chữ số La Mã. Tiêu đề (tên) của phần, chương được đặt ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
- Mục: từ “mục” và số thứ tự của mục được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của mục dùng chữ số Ả-rập. Tiêu đề của mục được trình bày canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;
- Điều: từ “điều”, số thứ tự và tiêu đề của điều được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của điều dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có dấu chấm;
- Khoản: số thứ tự các khoản trong mỗi điều dùng chữ số Ả-rập, tiếp theo là dấu chấm, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng;
- Điểm: thứ tự các điểm trong mỗi khoản dùng các chữ cái tiếng Việt theo thứ tự abc, sau có dấu đóng ngoặc đơn, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng.
Trường hợp nội dung văn bản được phân chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏ thì trình bày như sau:
- Phần (nếu có): từ “phần” và số thứ tự của phần được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của phần dùng chữ số La Mã. Tiêu đề của phần được đặt ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
- Mục: số thứ tự các mục dùng chữ số La Mã, sau có dấu chấm; tiêu đề của mục được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
- Khoản: số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả-rập, sau đó có dấu chấm; số thứ tự và tiêu đề của khoản (nếu có) được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng, đậm;
- Điểm: thứ tự các điểm trong mỗi khoản dùng các chữ cái tiếng Việt theo thứ tự abc, sau đó có dấu đóng ngoặc đơn, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng.
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
Quyền hạn, chức vụ của người ký được trình bày tại ô số 7a; chức vụ khác của người ký được trình bày tại ô số 7b; các chữ viết tắt “TM.”, “KT.”, “TL.”, “TUQ.” hoặc “Q.” (quyền), quyền hạn và chức vụ của người ký được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
Họ tên của người ký văn bản và học hàm, học vị (nếu có) được trình bày tại ô số 7b; bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
Chữ ký của người có thẩm quyền được trình bày tại ô số 7c.
h) Dấu của cơ quan, tổ chức
Dấu của cơ quan, tổ chức được trình bày tại ô số 8.
i) Nơi nhận
Nơi nhận được trình bày tại ô số 9a và 9b.
Phần nơi nhận tại ô số 9a (chỉ áp dụng đối với công văn hành chính) được trình bày như sau:
- Từ “kính gửi” và tên các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng;
- Sau từ “kính gửi” có dấu hai chấm; nếu công văn gửi cho một cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân thì từ “kính gửi” và tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được trình bày trên cùng một dòng; trường hợp công văn gửi cho hai cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân trở lên thì tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, cá nhân được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch ngang, cuối dòng có dấu chấm phẩy, cuối dòng cuối cùng có dấu chấm.
Phần nơi nhận tại ô số 9b (áp dụng chung đối với công văn hành chính và các loại văn bản khác) được trình bày như sau:
- Từ “nơi nhận” được trình bày trên một dòng riêng, sau đó có dấu hai chấm, bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm;
- Phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận văn bản được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch ngang, cuối dòng có dấu chấm phẩy; riêng dòng cuối cùng bao gồm chữ “lưu” sau đó có dấu hai chấm, tiếp theo là chữ viết tắt “VT” (văn thư cơ quan, tổ chức), chữ viết tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận) soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu (chỉ trong những trường hợp cần thiết) được đặt trong ngoặc đơn, cuối cùng là dấu chấm.
k) Dấu chỉ mức độ khẩn, mật
Mẫu dấu độ mật (tuyệt mật, tối mật hoặc mật) và dấu thu hồi đối với văn bản có nội dung bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Dấu độ mật được đóng vào ô số 10a, dấu thu hồi được đóng vào ô số 11.
Dấu độ khẩn được đóng vào ô số 10b. Con dấu các độ khẩn có hình chữ nhật, trên đó, các từ “hoả tốc”, “thượng khẩn” hoặc “khẩn” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và được đặt cân đối trong khung hình chữ nhật viền đơn, có kích thước tương ứng là 30mm x 8mm, 40mm x 8mm và 20mm x 8mm.
l) Các thành phần thể thức khác
Các thành phần thể thức khác được trình bày như sau:
- Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành được trình bày tại ô số 11; các cụm từ “trả lại sau khi họp (hội nghị)”, “xem xong trả lại”, “lưu hành nội bộ” được trình bày cân đối trong một khung hình chữ nhật viền đơn, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
- Chỉ dẫn về dự thảo văn bản được trình bày tại ô số 12; từ “dự thảo” hoặc cụm từ “dự thảo lần ...” được trình bày trong một khung hình chữ nhật viền đơn, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
- Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành được trình bày tại ô số 13; ký hiệu bằng chữ in hoa, số lượng bản bằng chữ số Ả-rập, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng;
- Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-Mail; địa chỉ trên mạng (Website); số điện thoại, số Telex, số Fax được trình bày trên trang đầu của văn bản, tại ô số 14, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 11 đến 12, kiểu chữ đứng, dưới một đường kẻ nét liền kéo dài hết bề ngang của vùng trình bày văn bản;
- Phụ lục văn bản: phụ lục kèm theo văn bản được trình bày trên các trang giấy riêng; từ “phụ lục” và số thứ tự của phụ lục (trường hợp có từ hai phụ lục trở lên) được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; tiêu đề (tên) của phụ lục được trình bày canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
- Số trang của văn bản được trình bày tại chính giữa, trên đầu trang giấy (phần header) hoặc tại góc phải, ở cuối trang giấy (phần footer), bằng chữ số Ả-rập, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng;
Mẫu chữ và chi tiết trình bày các thành phần thể thức văn bản được minh hoạ tại Phụ lục IV - Mẫu chữ và chi tiết trình bày thể thức văn bản và thể thức bản sao kèm theo Thông tư 55/2005/TTLT-BNV-VPCP(trong đó, sử dụng phông chữ .VnTime đối với chữ in thường và .VnTimeH đối với chữ in hoa).
Mẫu trình bày một số loại văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được minh hoạ tại Phụ lục V - Mẫu trình bày văn bản và bản sao văn bản kèm theo Thông tư 55/2005/TTLT-BNV-VPCP(trong đó, sử dụng phông chữ .VnTime đối với chữ in thường và .VnTimeH đối với chữ in hoa).



PHỤ LỤC I
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TÊN LOẠI VĂN BẢN VÀ BẢN SAO
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP
ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ)

STT
Tên loại văn bản
Chữ viết tắt

Văn bản quy phạm pháp luật

1
Luật
Lt
2
Pháp lệnh
PL
3
Lệnh
L
4
Nghị quyết
NQ
5
Nghị quyết liên tịch
NQLT
6
Nghị định
7
Quyết định
8
Chỉ thị
CT
9
Thông tư
TT
10
Thông tư liên tịch
TTLT

Văn bản hành chính

1
Quyết định (cá biệt)
2
Chỉ thị (cá biệt)
CT
3
Thông cáo
TC
4
Thông báo
TB
5
Chương trình
CTr
6
Kế hoạch
KH
7
Phương án
PA
8
Đề án
ĐA
9
Báo cáo
BC
10
Biên bản
BB
11
Tờ trình
TTr
12
Hợp đồng
13
Công điện
14
Giấy chứng nhận
CN
15
Giấy uỷ nhiệm
UN
16
Giấy mời
GM
17
Giấy giới thiệu
GT
18
Giấy nghỉ phép
NP
19
Giấy đi đường
ĐĐ
20
Giấy biên nhận hồ sơ
BN
21
Phiếu gửi
PG
22
Phiếu chuyển
PC

Bản sao văn bản

1
Bản sao y bản chính
SY
2
Bản trích sao
TS
3
Bản sao lục
SL



PHỤ LỤC II
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÁC THÀNH PHẦN THỂ THỨC VĂN BẢN
(Trên một trang giấy khổ A4: 210 mm x 297 mm)
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP
ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ)
Thể thức trình bày văn bản



Ghi chú:
Ô số
:
Thành phần thể thức văn bản
1
:
Quốc hiệu
2
:
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
3
:
Số, ký hiệu của văn bản
4
:
Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản
5a
:
Tên loại và trích yếu nội dung văn bản
5b
:
Trích yếu nội dung công văn hành chính
6
:
Nội dung văn bản
7a, 7b, 7c
:
Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
8
:
Dấu của cơ quan, tổ chức
9a, 9b
:
Nơi nhận
10a
:
Dấu chỉ mức độ mật
10b
:
Dấu chỉ mức độ khẩn
11
:
Dấu thu hồi và chỉ dẫn về phạm vi lưu hành
12
:
Chỉ dẫn về dự thảo văn bản
13
:
Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành
14
:
Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-Mail; địa chỉ Website; số điện thoại, số Telex, số Fax



PHỤ LỤC III
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÁC THÀNH PHẦN THỂ THỨC
BẢN SAO VĂN BẢN
(Trên một trang giấy khổ A4: 210 mm x 297 mm)
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP
ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ)

Thể thức trình bày văn bản

Ghi chú:
Ô số
:
Thành phần thể thức bản sao
1
:
Hình thức sao: “sao y bản chính”, “trích sao” hoặc “sao lục”
2
:
Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản
3
:
Số, ký hiệu bản sao
4
:
Địa danh và ngày, tháng, năm sao
5a, 5b, 5c
:
Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
6
:
Dấu của cơ quan, tổ chức
7
:
Nơi nhận


HỌC ONLINE MIỄN PHÍ 100%

Học online qua mạng, học mọi lúc mọi nơi với hệ thống video, bài tập bài thực hành liên tục cập nhật. Tổng hợp các môn học về Tin học văn phòng, đồ họa, thiết kế web, các phần mềm tiện ích. Ngoài ra còn nhiều video về cách tính toán nhanh, mẹo vặt trong cuộc sống.

HƠN 100 VIDEO BÀI GIẢNG CÁC MÔN HỌC (WORD, EXCEL, POWER POINT, PHOTOSHOP, COREL.....)

học tin học miễn phí




 
Share Emphasis Share Emphasis